Xem 10,395
Cập nhật nội dung chi tiết về Bà Bầu Ăn Hồng Tốt Hay Không Tốt? mới nhất ngày 25/05/2022 trên website Richlandemerald.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 10,395 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Hồng là loại quả tốt cho sức khỏe, có hương vị thơm ngon nên được nhiều người yêu thích trong đó có các mẹ bầu. Vậy bà bầu ăn hồng thì có tốt cho thai kỳ hay không?
Quả hồng và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời
Quả hồng thuộc chi thị, khi chín có các màu cảm, đỏ tùy theo từng giống cây. Mùa hồng ở nước ta bắt đầu từ tháng 8 hàng năm. Các tỉnh Lâm Đồng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn là những địa phương trồng và phân phối hồng khắp cả nước.
Quả hồng khi chín có màu vàng hoặc vàng sậm bắt mắt. Quả hồng trong thành phần có chứa khá nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như mangan.
Đây là chất khoáng vi lượng giúp điều hòa thần kinh, tăng cường sự phát triển của trẻ em. Ngoài ra, trái hồng còn có khá nhiều kali tốt cho những người bị cao huyết áp, làm việc trí óc.
Bên cạnh đó, quả hồng còn có kẽm, đồng và vitamin C, axit amin… rất tốt cho sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) quả hồng:
- Năng lượng 293 kJ (70 kcal)
- Cacbohydrat 18.59 g
- Đường 12.53 g
- Chất xơ thực phẩm 3.6 g
- Chất béo 0.19 g
- Chất béo bão hòa 0.02 g
- Chất đạm 0.58 g
- Vitamin Riboflavin (B2) (208%) 2.5 mg
- Folate (B9) (2%) 8 μg
- Vitamin C (9%) 7.5 mg
- Chất khoáng Canxi (1%) 8 mg
- Sắt (1%) 0.15 mg
- Natri (0%) 1 mg
Những lợi ích khi bà bầu ăn hồng
Những lưu ý khi thai phụ ăn hồng
Trong quả hồng có nồng độ đường cao, chiếm khoảng 10,8% mà lại là loại đường có hại nên bà bầu bị tiểu đường chớ ăn quả hồng.
Sau khi ăn hồng, chất tannin ở vỏ hồng dính lại ở kẽ răng sẽ làm sâu răng, răng xỉn màu, do đó, bà bầu ăn hồng nhớ vệ sinh răng miệng kỹ.
Trong hồng có chất tannin (nhựa) và chất pectin (hóa chất trong trái cây), hai chất này tác hợp với axit dạ dày sẽ kết hợp lại rồi tạo ra những sạn quả hồng trong dạ dày.
Do đó bà bầu không nên ăn hồng lúc đói. Cùng vì vỏ hồng chứa nhiều chất tannin nên bà bầu ăn quả hồng nhớ bóc vỏ.
Bà bầu không nên ăn hồng sau khi ăn hải sản hoặc những chất có protein cao. Ngoài thịt ngỗng, những thực phẩm giàu protein như tôm, cua, cá… đều không thích hợp ăn kèm với hồng.
Vì protein kết hợp với tanin trong hồng sẽ tạo thành protein a-xít tannic. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Cách chọn hồng cho mẹ bầu
Có 2 loại hồng: hồng giòn và hồng mềm. Hồng giòn thường ăn lúc còn tươi, chưa chín mềm, quả màu vàng, hơi vuông. Hồng mềm nên ăn khi quả chín đỏ.
Bởi hồng mềm chưa chín sẽ có màu nâu sậm, bên ngoài có một lớp sáp và có vị hơi đắng, chát. Khi lựa hồng, mẹ nên chọn những quả cầm mềm tay. Cẩn thận tránh làm dập, xước phần vỏ.
Với những quả hồng đã chín, mẹ nên bảo quản trong tủ lạnh. Đây cũng là cách đơn giản để loại bỏ bớt vị chát của hồng.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bà Bầu Ăn Hồng Tốt Hay Không Tốt? trên website Richlandemerald.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!