2023-05-05 07:21:16
I – Bổ sung kẽm có thực sự tăng sức đề kháng không?
Kẽm là thành phần quan trọng đối với quá trình phát triển của hệ thống cơ quan trong cơ thể. Đây là thành tố cốt yếu cấu thành nên nhiều tế bào, động lực phát triển não bộ và tham gia vào quá trình sinh hóa của mỗi người.
Kẽm đảm nhận vị trí trung tâm và quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kẽm tác động đến nhiều nhân tố của hệ thống miễn dịch từ lớp bảo vệ tế bào da đến việc cân đối gen trong tế bào lympho.
Vì vậy bổ sung kẽm đúng cách, đủ hàm lượng giúp nâng cao đề kháng và chống nhiễm trùng hiệu quả. Trong thời điểm dịch cúm, dịch covid, dịch sốt,… quay trở lại thì tăng cường kẽm là giải pháp tốt nhất. Để làm được nhiệm vụ này, kẽm hoạt động “năng nổ” với công việc như:
- Kẽm kiểm soát sự phát triển bình thường và điều hòa chức năng của các tế bào làm cầu nối miễn dịch không đặc hiệu như bạch cầu trung tính và tế bào tiêu diệt tự nhiên.
- Đại thực bào, một tế bào then chốt trong nhiều chức năng miễn dịch, bị ảnh hưởng bất lợi do thiếu kẽm.
- Nếu thiếu kẽm thì quá trình phát triển tế bào lympho B và sản xuất kháng thể, đặc biệt là globulin miễn dịch G bị tổn hại.
Tác dụng của kẽm đối với các chất trung gian miễn dịch quan trọng này bắt nguồn từ vô số vai trò của kẽm trong các chức năng cơ bản của tế bào như sao chép DNA, phiên mã ARN, phân chia tế bào và kích hoạt tế bào. Như vậy, thiếu kẽm có thể làm sức đề kháng suy giảm và tăng nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm.
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể
II – Cách nhận biết khi cơ thể thiếu kẽm
Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật là việc làm cần thiết. Các trường hợp khi thiếu kẽm có thể nhận biết từ các dấu hiệu sau:
- Rụng tóc: Kẽm là yếu tố cần thiết cho sự nhân lên của tế bào và hỗ trợ hấp thu protein cho cơ thể. Đặc biệt protein là thành phần chính có trong tóc vì vậy thiếu kẽm thì nguy cơ rụng tóc rất cao.
- Móng giòn, dễ gãy: Kẽm thực hiện nhiệm vụ phát triển mô, tế bào ở móng. Khi thiếu kẽm, móng không được phát triển đầy đủ khiến chúng giòn, dễ gãy và mọc chậm.
- Xương yếu: Kẽm là thành phần quan trọng của xương, giúp xương trở nên chắc khỏe dẻo dai. Khi thiếu kẽm, xương sẽ yếu đi, chậm phục hồi tổn thương và giảm mật độ của xương.
- Xuất hiện mụn và các vấn đề trên da khác: Nghiên cứu cho thấy những người bị mụn thường đi kèm với tình trạng thiếu kẽm. Ngoài ra, khi bị thiếu kẽm thì tổn thương do mụn để lại cũng khó hồi phục.
- Loét miệng: Đây cũng là dấu hiệu điển hình khi thiếu kẽm, người thiếu kẽm thường loét miệng tái đi tái lại nhiều lần.
- Răng không sáng bóng: Kẽm tồn tại tự nhiên trong nước bọt và men răng, nếu lượng kẽm thấp sẽ khiến răng ố vàng, bị mẻ và không khỏe. Trường hợp thiếu kẽm nghiêm trọng bạn sẽ thay đổi vị giác, viêm nướu và rêu lưỡi màu trắng.
Người bị lở loét miệng do thiếu hụt kẽm
III – L
iều lượng phù hợp khi dùng kẽm tăng sức đề kháng
- Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
- Trẻ từ 7 tháng tuổi đến 3 tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: nữ 9mg/ngày, nam 11mg/ngày
- Nữ trên 19 tuổi: 8mg/ngày, nam trên 19 tuổi: 11mg/ngày
- Phụ nữ đang mang thai: 11 – 12mg/ngày
- Phụ nữ cho con bú: 12 – 13mg/ngày
IV – Cách bổ sung kẽm tăng sức đề kháng cho bé và người lớn hiệu quả
1. Bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống
- Lòng đỏ trứng gà: chứa hàm lượng kẽm, chất béo tốt, calo, protein cực lớn. Trung bình, mỗi lòng đỏ trứng gà có thể chứa đến 3.7mg kẽm (lớn hơn nhu cầu kẽm của người trưởng thành trong một ngày). Người thiếu hụt kẽm có thể bổ sung tối đa khoảng 3 – 4 quả trứng/tuần là phù hợp nhất.
- Hải sản có vỏ như hàu, sò, hến: là nguồn cung cấp kẽm và vitamin B12, khoáng chất dồi dào. Đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai khi sử dụng cần nấu chín kĩ để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Thịt bò: theo thống kê cứ 100 gam thịt bò có chứa 2.2 mg kẽm đáp ứng khoảng 44% lượng kẽm cần nạp vào cơ thể. Ngoài ra, thịt bò còn chứa nhiều calo, protein, chất béo, vitamin B3 có lợi cho sức khỏe.
- Thịt nạc heo: Theo nghiên cứu, cứ 100 gam thịt nạc heo thì có chứa 1.5 mg kẽm. Vì vậy, đây cũng loại thực phẩm không thể thiếu được trong việc bổ sung kẽm tăng sức đề kháng hiệu quả.
- Đậu Hà Lan: Loại đậu này là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời cho cơ thể, trong 100 gam đậu Hà Lan có chứa 5 mg kẽm và sắt, protein đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Lạc (đậu phộng): là nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm và chế biến thành nhiều món ăn ngon. Trong 100gr lạc có đến 1,9mg kẽm cùng hợp chất có lợi cho sức khỏe khác như: đồng, magie, chất chống oxy hóa.
Bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm lớn
2. Tăng cường kẽm từ sản phẩm chứa vitamin C
Ngoài ra, bạn có thể tăng cường sự hấp thu kẽm bằng cách bổ sung đồng thời vitamin C. Lý do là bởi, mặc dù kẽm và vitamin C là 2 chất có cấu trúc và nhiệm vụ khác nhau nhưng nếu kết hợp chúng thì cơ thể có khả năng hấp thu cao hơn so với việc bổ sung riêng lẻ.
Nếu cơ thể có lượng vitamin C lớn thì khả năng hấp thụ kẽm và vi khoáng khác hiệu quả hơn. Bạn hãy bổ sung vitamin C thông qua các loại thực phẩm như: ổi, ớt chuông, rau cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ xanh, đu đủ, vải thiều…
Ngoài ra, sử dụng một số sản phẩm viên uống bổ sung vitamin C cũng là lựa chọn phù hợp để tăng cường hấp thu kẽm. Ví dụ về một số sản phẩm bổ sung vitamin C giúp hấp thu kẽm tăng sức đề kháng hiệu quả gồm:
- Viên uống Vitamin C DHC Nhật Bản.
- Viên uống Blackmores Bio C 1000mg.
- Viên uống Nature Made Super C with Vitamin D3 và Zin C.
- Viên uống Swanson Vitamin C 1000mg.
3. Bổ sung kẽm từ viên uống
Sử dụng các loại viên uống chữa kẽm là lựa chọn của nhiều khách hàng giúp nâng cao đề kháng. Hiện nay thị trường có nhiều dòng viên kẽm như: viên nhai, viên uống, viên ngậm, siro kẽm vì vậy bạn cần chọn sản phầm phù hợp với thể trạng cơ thể.
- Viêm nhai chứa kẽm Bio Island ZinC cho bé
- Viêm kẽm Blackmores Bio Zinc
- Viên uống tăng cường kẽm DHC ZinC
- Viên kẽm Blackmores Bio Zinc
- …
Uống thuốc chứa kẽm giúp tăng sức đề kháng hiệu quả
V – Lưu ý khi bổ sung kẽm tăng sức đề kháng
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ và đánh giá thể trạng cơ thể trước khi bổ sung kẽm. Nếu uống viên kẽm cần chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đạt chứng nhận an toàn về chất lượng.
- Tăng cường kẽm đúng liều lượng theo khuyến nghị hàng ngày dựa trên ộ tuổi, giới tính, giao đoạn sống
- Nếu dùng sản phẩm bổ sung kẽm dạng gluconat hoặc sulfat thì cần sử dụng sản phẩm sau ăn khoảng 30 phút.
- Trường hợp bổ sung kẽm và sắt cùng lúc cần sử dụng cahcs nhau khoảng 1,5 – 2 tiếng. Nếu dùng sắt và kẽm ở 1 thời điểm sẽ gây ra tình trạng cạnh tranh nhau, kẽm khiến cơ thể hấp thu sắt kém.
- Ngoài ra, canxi cũng làm giảm hấp thu kẽm và tăng bài tiết kẽm. Vì vậy, không nên sử dụng đồng thời kẽm và canxi cùng thời điểm khiến khả năng hấp thụ bị suy giảm.
- Để tăng cường kẽm cần kết hợp qua viên uống cùng các loại thực phẩm để miễn dịch được cải thiện nhanh chóng