1. Vị trí của các cơn đau bụng/phân vùng bụng
1.1. Góc phần tư phía trên bên phải
Nơi đây bao gồm các cơ quan: Gan, túi mật, tá tràng, phần trên của tuyến tụy và 1 phần đại tràng. Do đó, khi bạn có cảm giác đau ở khu vực này, có thể là do:
- Viêm túi mật
- Viêm gan
- Loét đường tiêu hóa
1.2. Góc phần tư phía dưới bên phải
Các cơ quan được tìm thấy ở khu vực này bao gồm: Ruột thừa, phần trên của đại tràng, buồng trứng phải và ống dẫn trứng ở phụ nữ.
Nếu đau bụng ở góc dưới bên phải, khả năng cao là bạn đang bị viêm ruột thừa. Đây là tình trạng ruột thừa bị viêm và chứa đầy mủ, gây đau nhức. Nếu không được điều trị, viêm ruột thừa có thể khiến ruột thừa của bạn bị vỡ và gây nhiễm trùng, có thể nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.
1.3. Góc phần tư phía trên bên trái
Các cơ quan ở góc phần tư phía trên bên trái bao gồm: Dạ dày, lá lách, phần bên trái của gan, tuyến tụy, phần bên trái của thận, tuyến thượng thận, 1 phần của đại tràng.
Khi bạn cảm thấy đau bụng ở khu vực này, có thể xảy ra trường hợp viêm ruột thừa và các bất thường khác của ruột, chẳng hạn như bị rối loạn vận động.
1.4. Góc phần tư phía dưới bên trái
Các cơ quan được tìm thấy ở góc phần tư này bao gồm: Đại tràng xích ma, buồng trứng trái và ống dẫn trứng ở phụ nữ.
Đau ở góc phần tư này có thể là triệu chứng của viêm đại tràng, viêm túi thừa hoặc sỏi thận. U nang buồng trứng (ở phụ nữ) hoặc viêm vùng chậu cũng có thể là gốc rễ của cơn đau ở khu vực này.
2. Đau dạ dày là đau bên nào?
Bạn đã biết được vị trí các cơ quan bên trong ổ bụng. Vậy tóm lại, đau dạ dày bên nào?
Trước tiên, bạn cần phải hiểu được định nghĩa thượng vị và hạ vị. Trong giải phẫu học, vùng bụng cơ bản được chia thành hai vùng:
- Thượng vị: Vùng trên rốn
- Nóng rát ở ngực hoặc cổ họng của bạn
- Vị chua bất thường trong miệng của bạn
- Ho
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
- Buồn nôn
- Nôn mửa, nôn ra máu hoặc thứ gì đó giống như bã cà phê
- Đi ngoài phân đen
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)
- Sử dụng quá nhiều NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) như: aspirin, ibuprofen…
- Hút thuốc và uống rượu
- Xạ trị
- Ung thư dạ dày
- Đầy hơi, chán ăn
- Đau dữ dội xung quanh túi mật (phía trên bên phải của dạ dày)
- Buồn nôn và ói mửa
- Sốt cao
- Phân màu đất sét
- Vàng da
- Đau từng đợt
- Bụng phình lên
- Cảm giác như có thứ gì đó đang di chuyển trong dạ dày
- Ợ hơi hoặc đi ngoài ra khí
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Mắt/da có màu vàng
- Nước tiểu đậm
- Phân rất nhạt hoặc trắng
- Buồn nôn và nôn
- Đau dữ dội hơn
- Nôn ra mật (một chất màu vàng lục)
- Bụng sưng lên
- Không có khả năng thải khí hoặc đi tiêu
- Chuột rút dữ dội
- Buồn nôn, nôn
- Sốt
- Tiêu chảy, táo bón
- Sưng bụng
- Kém ăn
- Cực kỳ mệt mỏi
- Chuột rút ở chân của bạn
- Ít hoặc không thèm ăn
- Đau đầu
- Buồn nôn hoặc nôn
- Khó tập trung
- Đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái;
- Thường đi tiêu phân lỏng hoặc bị táo bón;
- Buồn nôn và nôn;
- Sốt, rét run;
- Trướng bụng, đầy hơi;
- Chảy máu từ trực tràng.
- Viêm loét đại tràng: Đây là một bệnh viêm ruột mãn tính, chúng gây ra các vết loét/viêm trong niêm mạc đại tràng của bạn.
- Bệnh Crohn: Đây là một bệnh viêm ruột mãn tính ảnh hưởng đến niêm mạc của đường tiêu hóa. Viêm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn, và nó thường ảnh hưởng đến tất cả các lớp của thành ruột, không chỉ lớp lót bên trong.
- Nhiễm Clostridium difficile: Đây là tình trạng viêm ruột kết do vi khuẩn Clostridium difficile. Bệnh này có thể xảy ra sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh.
2.1. Đau vùng thượng vị
Đây là triệu chứng điển hình nhất ở các bệnh nhân đau dạ dày. Cơn đau bụng sẽ xuất hiện chủ yếu ở trên rốn và bên dưới xương sườn. Chúng thường xuất hiện mỗi khi ăn xong và âm ỉ nhiều giờ liền. Và càng chắc chắn hơn nếu bạn có thêm các triệu chứng như: đầy bụng, ợ nóng, chán ăn và giảm cân đột ngột.
2.2. Đau vùng bụng phía bên trái và bên phải
Sau các cơn đau thượng vị, bạn sẽ cảm nhận được các cơn đau lan rộng ra hai bên và ra cả khu vực sau lưng, đặc biệt là đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái. Đi kèm với đó là cảm giác đói, nóng bụng và cồn cào. Tuy nhiên, ngược lại với trường hợp đau vùng thượng vị, người bệnh lại cảm thấy các triệu chứng giảm đi khi ăn no.
2.3. Đau vùng giữa bụng
Xung quanh rốn là nơi tập trung của nhiều nội tạng và cũng là nơi đau dạ dày phổ biến. Để xác định rõ và chắc chắn hơn căn bệnh đau dạ dày, hãy để ý thêm các cơn đau ở vùng thượng vị và vùng phía trên bên trái, bên phải của bụng.
3. Cách phân biệt đau dạ dày với các cơn đau khác
3.1. Đau ở bụng vùng thượng vị do những nguyên nhân nào?
Nguyên nhân của các bệnh này có thể là do hoạt động quá mức của pepsin và acid dạ dày gây ra. Phổ biến nhất là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
Viêm túi mật hoặc sỏi mật: Xảy ra nếu trong ống mật xuất hiện sỏi, làm cho mật không thể tiết ra ngoài và khiến túi mật bị viêm. Các triệu chứng phổ biến của viêm túi mật có thể bao gồm:
Lưu ý: Vi khuẩn cũng có thể gây viêm túi mật.
Ăn quá nhiều: Đây có thể là nguyên nhân khiến axit và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ra chứng ợ nóng và trào ngược axit. Chúng làm xuất hiện các cơn đau thượng vị sau khi ăn.
3.2. Đau ở bụng vùng bụng trên do những nguyên nhân nào?
Tương tự như đau vùng thượng vị, bạn có thể đang gặp các vấn đề về dạ dày – thực quản, túi mật với các triệu chứng tương tự. Ngoài ra, các căn bệnh sau cũng có thể làm xuất hiện các cơn đau vùng bụng trên:
Đầy hơi: Bạn sẽ có cảm giác có khí xuất hiện trong đường tiêu hóa, gây ra cảm giác đầy hơi, khó chịu. Các triệu chứng bao gồm:
Nhiễm trùng, vi rút, tiêu chảy hoặc táo bón có thể khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.
Đau cơ: Đau do chấn thương hoặc co thắt cơ nhẹ sau vận động cũng có thể gây đau tạm thời ở vùng bụng trên. Cơn đau thường sẽ hết sau 2 – 3 ngày.
Các vấn đề về gan hoặc tuyến tụy: Các triệu chứng bổ sung bao gồm:
Tắc ruột: Điều này có thể gây đau dữ dội, táo bón, khó tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các triệu chứng của tắc ruột bao gồm:
3.3. Đau vùng giữa bụng do những nguyên nhân nào?
Viêm ruột thừa: Ban đầu, cơn đau xuất hiện xung quanh rốn. Khi nhiễm trùng nặng hơn, chúng sẽ di chuyển xuống bụng dưới bên phải. Các dấu hiệu viêm ruột thừa bao gồm:
Urê huyết: Xảy ra khi thận của bạn bị hỏng, làm cho các chất thải tích tụ trong máu của bạn. Bạn có thể có thêm một số triệu chứng sau:
3.4. Đau vùng dưới bụng do những nguyên nhân nào?
Đau ở bụng dưới không gợi nhắc ta đến bệnh đau dạ dày. Chúng có thể là triệu chứng của viêm đại tràng, viêm túi thừa hoặc sỏi thận. U nang buồng trứng (ở phụ nữ) hoặc viêm vùng chậu cũng có thể là gốc rễ của cơn đau ở khu vực này.
Viêm túi thừa: Là những túi nhỏ, phồng lên có thể hình thành trong lớp niêm mạc của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đôi khi, một hoặc nhiều túi thừa bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tình trạng đó được gọi là viêm túi thừa. Các triệu chứng bao gồm:
Cơn đau quặn thận: Đây là kết quả của tình trạng sỏi thận làm tắc nghẽn đường tiết niệu.
Viêm đại tràng (viêm ruột kết): Ba dạng phổ biến nhất của viêm đại tràng là: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và nhiễm trùng.