Tỉnh Hải Dương
Thời tiết Hải Dương 10 ngày tới thế nào?
Hải Dương có đặc điểm khí hậu như thế nào? Thời tiết Hải Dương 10 ngày tới bao nhiêu độ? Có mưa không? Bạn nên theo dõi dự báo thời tiết Hải Dương khi có kế hoạch đi công tác, du lịch đến đây.
Đặc điểm chung thời tiết Hải Dương
Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Thời tiết Hải Dương mỗi năm được phân hoá thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó có hai mùa nổi bật nhất là mùa đông lạnh và mùa hè nóng bức.
Tháng
Nhiệt độ trung bình
Lượng mưa trung bình
Đặc điểm thời tiết
Tháng 2 – Tháng 4
18 – 24 độ C
31,1mm
Giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Xuất hiện mưa phùn và nồm.
Tháng 5 – Tháng 7
27 – 29 độ C
163,85 mm
Oi bức, hơi khó chịu
Tháng 8 – Tháng 10
26 – 29 độ C
158,4 mm
Mưa nhiều nhất vào tháng 8, ấm áp
Tháng 11 – Tháng 1
19 – 22 độ C
29 mm
Mát mẻ, thoải mái
Thời tiết Hải Dương 10 ngày tới có mưa không?
Xem dự báo thời tiết Hải Dương 10 ngày tới ở đâu?
Để chuyến đi của bạn được thuận lợi và suôn sẻ thì việc tra cứu thông tin thời tiết là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Thời tiết Hải Dương 10 ngày tới được được cập nhật chi tiết và chính xác trên trang tin Thời tiết 24h. Đây là kênh tra cứu thông tin uy tín và được nhiều người tin dùng bởi những tính năng vượt trội.
Thời tiết Hải Dương
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo dự báo thời tiết Hải Dương 7 ngày tới một cách dễ dàng.
Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc có gì?
Đến với vùng đất Hải Dương, không ai là không biết đến khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc. Đây là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, là nơi gắn liền với lịch sử những người anh hùng của dân tộc. Khi đến với Côn Sơn – Kiếp Bạc, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ mà còn được khám phá rất nhiều những “bí mật” về di tích lịch sử linh thiêng tại nơi đây.
Thời tiết Hải Dương 10 ngày tới có nên đi Côn Sơn Kiếp Bạc không? Trước khi bắt đầu hành trình của mình, bạn nên tra cứu trước dự báo thời tiết Hải Dương hàng ngày chính xác và đầy đủ nhất.
Toàn cảnh khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc
Côn Sơn – Kiếp Bạc ở đâu?
Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc ngay thung lũng của thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi hội tụ của 6 con sông nổi tiếng là sông Thương, sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, Lục Nam và sông Kinh Thầy. Đây là đầu mối quan trọng của hệ thống giao thông đường thuỷ, được sử dụng để trấn giữ cửa ngõ phía Đông kinh Thành Thăng Long khi xưa.
Côn Sơn Kiếp Bạc là nơi ghi dấu rất nhiều những chiến tích lịch sử của ông cha ta. Vì vậy, đây được nhiều người lựa chọn làm nơi tôn thờ các bậc hiền tài dựng nước và giữ nước. Khu di tích nằm ngay giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân cùng với rất nhiều phong cảnh và di tích nổi tiếng.
Nơi đây đã gắn liền với thân thế và sự nghiệp của những người anh hùng trứ danh, bất khuất như Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Nếu chuẩn bị có kế hoạch đến Côn Sơn Kiếp Bạc, bạn nên tham khảo trước: thời tiết Hải Dương 10 ngày tới thế nào?
Côn Sơn Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Địa điểm du lịch, vui chơi ở Côn Sơn Kiếp Bạc
Khu di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc là quần thể kiến trúc tâm linh nổi tiếng với những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Ở đây được xây dựng với quy mô hoành tráng cùng với phong cảnh “sơn nước hữu tính” nên thu hút rất nhiều sự chú ý của các du khách từ khắp mọi nơi đổ về. Ở đây được phân chia thành hai khu vực chính là Chùa Côn Sơn và Đền Kiếp Bạc.
Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn (dân gian gọi là chùa Hun) có tên chữ là Tư Phúc Tự, nằm ngay chân núi Côn Sơn. Ngôi chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, diện tích chùa Côn Sơn hiện nay bị thu nhỏ lại so với thời Lê.
Chùa Côn Sơn được dựng lên theo kiến trúc cung đình với hồ bán nguyệt và cổng tam quan.
Bên trong chùa được trạm khắc những bức hình mang đậm bản sắc dân tộc và mang những giá trị tôn giáo.
Thời tiết Hải Dương 10 ngày tới tương đối lý tưởng để khách du lịch đến tham quan chùa Côn Sơn.
Ngôi chùa linh thiêng Côn Sơn
Hệ thống bia ở chùa Côn Sơn có niên đại từ thế kỷ XIII đến XVIII. Trong đó có tấm bìa Thanh hư động, là ngựa bút của vua Trần Duệ Tông gửi tặng cho Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Năm 2015, tấm bia đã được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận là Bảo vật quốc gia.
Hằng năm, chùa Côn Sơn có hai mùa lễ hội thu hút rất nhiều sự quan tâm của các du khách. Lễ hội mùa xuân diễn ra vào 16 – 23 tháng Giêng âm lịch. Đây là dịp lễ để tưởng niệm sự ra đi của Thiền sư Huyền Quang bao gồm các nghi lễ như Lễ khai hội, Lễ rước nước và Lễ cúng trời đất trên núi Ngũ nhạc linh từ cùng với một số hoạt động hát quan họ, chơi trò chơi dân gian, đấu cờ,…
Lễ hội khai xuân tại Côn Sơn – Kiếp Bạc
Lễ hội mùa thu thường được tổ chức vào ngày 16 – 20 tháng Tám âm lịch để tưởng niệm ngày mất của danh nhân văn hoá Thế giới Nguyễn Trãi và những vị anh hùng dân tộc. Trong đó có những hoạt động như Lễ khai hội, Lễ hầu Thánh, Lễ cầu siêu, Lễ hội quân trên sông Lục Đầu và không thể thiếu các hoạt động như thi bơi, đấu vật,…
Lễ hội mùa thu tại Côn Sơn – Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc cách chùa Côn Sơn khoảng 5km. Đây là nơi tôn thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cái tên Kiếp Bạc được ghép từ hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc).
Khu vực đền Kiếp Bạc tọa lạc ngay một thung lũng trù phú với địa thế vô cùng thuận lợi, phía trước là con sông Thương ( một trong sáu con sông của Lục Đầu Giang), phía sau là núi Rồng sừng sững.
Đền Kiếp Bạc có 3 chánh điện lớn. Ở toà điện giữa, ngay vị trí trung tâm quan trọng nhất đặt tượng thờ Trần Hưng Đạo. Phía trong cùng là tượng thờ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa, vợ của vua Trần Hưng Đạo và hai con gái. Ngoài ra còn còn 4 bài vị thờ của 4 người con trai của Trần Hưng Đạo.
Lễ hội truyền thống được tổ chức tại đền Kiếp Bạc để kỷ niệm ngày giỗ của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, thường được tổ chức vào ngày 15 – 20 tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây là một trong những ngày hội lớn nhất cả nước, thu hút rất đông người dân từ mọi miền về đây trẩy hội.
Để trải nghiệm trọn vẹn lễ hội đền Kiếp Bạc, đừng quên tra cứu trước thời tiết Hải Dương 10 ngày tới.
Cận cảnh ngôi đền Kiếp Bạc ở Hải Dương
Gợi ý tour du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc 1 ngày
Với những nét độc đáo của Côn Sơn – Kiếp Bạc, vào những ngày đầu năm, nơi đây thường được lựa chọn là địa điểm du xuân thu hút rất nhiều khách tham quan du lịch.
Rất nhiều người cũng muốn đến đây để khám phá và hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc. Vì vậy, để hiểu hết những ngọn ngành của những di tích lịch sử, chúng ta nên chọn những tour du lịch có kèm theo hướng dẫn viên để biết thêm nhiều thông tin chính xác.
Lịch trình chi tiết:
SÁNG: HÀ NỘI – CHÍ LINH – ĐỀN CHU VĂN AN – ĐỀN KIẾP BẠC
6:30
Khởi hành từ Hà Nội
8:30
Đến đền thầy giáo Chu Văn An, làm lễ dâng hương, tham gia các hoạt động xin chữ cầu may. Kết thúc tham quan, tiếp tục hành trình đi đền Kiếp Bạc.
10:00
Cách đền Chu Văn An 10km là đền Kiếp Bạc. Bắt đầu làm lễ và tham quan tại đền Kiếp Bạc.
11:00
Ăn trưa, thưởng thức đặc sản Côn Sơn Kiếp Bạc
CHIỀU: ĐỀN KIẾP BẠC – KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÔN SƠN
13:00
Làm lễ và tham quan những danh lam thắng cảnh lịch sử Côn Sơn bao gồm: Chùa Côn Sơn, Đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Trần Nguyên Hãn, …
15:30
Kết thúc tham quan, khởi hành lại về Hà Nội. Trên đường về đến trạm dừng chân , mua sắm đặc sản địa phương Hải Dương về làm quà cho gia đình và người thân.
17:30
Kết thúc hành trình tham quan Côn Sơn – Kiếp Bạc trong 1 ngày
Bảng giá tham khảo cụ thể:
-
Người lớn: 360.000/người
-
Trẻ em: 180.000/người
-
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí
Món đặc sản ở Côn Sơn Kiếp Bạc
Bên cạnh những địa điểm tham quan giàu giá trị lịch sử, Côn Sơn Kiếp Bạc – Hải Dương cũng là nơi có các món đặc sản trứ danh. Cùng Thời tiết 24h khám phá một số đặc sản bạn nhất định phải trải nghiệm khi tới đây.
Trà sen Kiếp Bạc
Văn hoá trà Việt từ lâu đã có một loại trà mang trong mình nhiều triết lý nhân sinh đó là trà sen Kiếp Bạc. Đây là loại trà được ướp từ trà Thái Nguyên, được hái trên những cây chè trăm tuổi.
Khi ướp trà phải là sen trong hồ sen Kiếp Bạc, nơi hội tụ khí trời thiêng liêng để tạo nên một mùi thơm đặc trưng của trà. Vì vậy nên trà sen Kiếp Bạc là sự kết hợp hoàn hảo của hoa sen vùng Vạn Kiếp và cả một nghệ thuật ướp trà đầy công phu. Nước pha trà cũng được lấy từ Giếng Mắt Rồng linh thiêng, trong mát, ngọt lành.
Du khách đến thưởng thức trà sen Kiếp Bạc
Dự báo thời tiết Hải Dương 10 ngày tới với nắng vàng, gió mát sẽ rất phù hợp để thưởng thức ẩm trà sen Kiếp Bạc.
Nem hến
Nem hến là một món đặc sản nổi tiếng của vùng Kiếp Bạc. Nguyên liệu chính ở đây là hến được bắt từ dưới sông Lục Đầu. Tuy hến ở đây không to như những vùng khác nhưng vị lại rất ngọt và thịt rất chắc.
Thịt hến được chế biến cùng với thịt lợn, miến, mộc nhĩ, hành, rau răm,… tất cả được cuốn trọn trong bánh đa nem, sau đó đem đi chiên giòn, ăn kèm với bún hoặc cơm rất cuốn.
Sự kết hợp của các thành phần trong bánh đa nem tượng trưng cho sự đoàn kết, đùm bọc và yêu thương lẫn nhau của người dân Vạn Kiếp. Mọi hương vị đều hoà quyện với nhau làm nên một món ăn tuyệt vời thu hút rất nhiều du khách mỗi khi đến đây, thật khó có thể quên được mùi vị đặc biệt ấy.
Nem hến – đặc sản Côn Sơn Kiếp Bạc
Có thể bạn chưa biết: Thời tiết Hải Dương 15 ngày tới có mưa không?
Kết luận