--- Bài mới hơn ---
10 Loại Thức Ăn Nhanh Phụ Nữ Mang Thai Nên Ăn Và 5 Loại Nên Tránh
Sự Thực Về Phô Mai Gây Sảy Thai
+15 Điều Cần Phải Biết Để Trả Lời Được Câu Hỏi: Bà Bầu Ăn Bơ Có Tốt Không
Top 8 Loại Hạt Siêu Dinh Dưỡng Gấp 9 Lần Sữa, 5 Lần Trứng, Tăng Chất Xám Trí Não Thai Nhi Gấp Đôi, Mẹ Bầu Bỏ Qua Thật Phí Phạm Quá!
Bà Bầu Có Nên Ăn Quả Hồng Xiêm?
Ổi là quả gì?
Ổi là một trong những loài cây ăn quả xanh lâu năm, có nguồn gốc từ Brazil. Cây ổi thường cao khoảng 10m và nhỏ hơn cây vải, nhãn. Quả ổi tùy từng giống cây, địa hình, đất đai sẽ có kích thước khác nhau. Thông thường, quả ổi có thể nặng từ 5g tới 700g, có hình dạng chữ lê hoặc thuôn tròn.
Ở Việt Nam, ổi có nhiều giống cây khác nhau, ví dụ như ổi trâu, ổi găng, ổi đào, ổi nghệ,… Mỗi giống ổi sẽ mang lại hương vị, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế riêng. Người Việt thường sử dụng quả ổi để làm món ăn tráng miệng hoặc làm mứt, sinh tố,… Theo y học phương Đông, ổi còn trở thành một vị thuốc quý đến từ thiên nhiên và mang lại nhiều công dụng, lợi ích đối với sức khỏe con người.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g ổi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể như sau:
Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng dinh dưỡng
Năng lượng
36-50 kcal
Vitamin
Vitamin A
200 – 400 IU
Vitamin B1
0,046 mg
Vitamin B2
0,02 – 0,04 mg
Vitamin B3
0,6 – 1,068 mg
Vitamin C
200 – 400 mg
Vitamin PP
0,2 mg
Khoáng chất
Canxi
9,1–17 mg
Sắt
0,30-0,70 mg
Phốt pho
17,8–30 mg
Thành phần khác
Protein
0,9 – 1,0 g
Chất béo
0,1-0,5 g
Tro
0,43-0,7 g
Carbohydrate
9,5-10 g
Nước
77-86 g
Cholesterol
0 mg
Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g ổi tươi
Ngoài các chất dinh dưỡng nêu trên, ổi còn chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin,… Và một số chất đường tự nhiên như 58,9% fructoza, 35,7% glucozo, 5,3% saccarozo. Bên cạnh đó, axit citric và axit malic là 2 loại axit hữu cơ chủ đạo trong loại quả này.
Bà bầu ăn ổi được không?
Lý giải cho câu hỏi bà bầu ăn ổi được không? Bác sĩ Giao Thị Kim Vân – Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế (12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội) cho biết. Các chị em nữ giới hoàn toàn có thể ăn ổi trong thời gian mang thai. Trên thực tế, ổi rất lành tính lại vô cùng giàu dinh dưỡng, nếu biết cách tận dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của cả mẹ và em bé.
+ Có mẹ bầu thắc mắc bầu bí 1 tháng, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, tháng cuối ăn ổi được không.
+ Và có nhiều mẹ lại có những thắc mắc phân theo tuần mẹ bầu 5 tuần, 6, 7, 8, 9, 10, 12 tuần có ăn được ổi không
+ Có mẹ còn bầu nhỏ có ăn được ổi không
Với tất cả các thắc mắc từ mẹ bầu gửi đến ở trên, câu trả lời là ở tất cả các giai đoạn thai kỳ đều có thể ăn ổi với nhiều tác dụng
Như chúng ta đã biết, khi cơ thể chị em mang bầu, thiếu máu là một trong những hiện tượng thường gặp nhất. Đặc biệt là trong quý 2 và 3 của thai kỳ, chất sắt cần được bổ sung gấp 5 – 7 lần bình thường để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Chất sắt là một thành phần không thể thiếu trong việc hình thành và sản sinh hồng cầu trong máu. Nếu không được cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như tăng tỷ lệ sảy thai, bong nhau thai, mất cân bằng huyết áp, vỡ ối sớm,…
Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu hãy bổ sung ổi vào chế độ dinh dưỡng một cách khoa học nhất. Trong 100g ổi chứa hàm lượng chất sắt tương đối cao và được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là an toàn và phù hợp với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Mỗi ngày, chị em có thể ăn khoảng 1 – 2 quả hoặc uống nước ép ổi để cung cấp đầy đủ chất sắt cho cơ thể.
- Phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả
Bà bầu tiểu đường ăn ổi được không? Ổi chứa rất nhiều chất xơ, nước, vitamin và một số chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt hơn, quả ổi chứa rất ít đường và hầu hết đều là các loại đường hữu cơ tốt cho sức khỏe như fructozo, glucozo hay saccaroza. Điều này, sẽ giúp các mẹ bầu phòng chống được bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Để đáp ứng được nhu cầu insulin trong thai kỳ, lượng hormone có trong cơ thể phải thay đổi liên tục, lúc tăng cao lúc xuống thấp. Khiến cho tuyến tụy bị quá tải và gây ra bệnh lý tiểu đường trong thai kỳ.
- Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể
Trong quả ổi chứa các chất như protein, vitamin C, folate,… Là những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển của thai nhi. Chất vitamin C trong ổi không chỉ hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ mà còn giúp hấp thu chất sắt, cung cấp khí oxy cho thai nhi.
Bên cạnh đó, chất folate trong trái ổi có thể phòng bệnh dị tật bẩm sinh và các vấn đề về xương sống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một quả ổi cỡ vừa có thể cung cấp hơn 15% DV folate và hơn 400% DV vitamin C cho cơ thể con người. Đặc biệt, vitamin C có trong quả ổi được tìm thấy còn cao hơn rất nhiều lần so với quả cam, bưởi.
Một tờ tạp chí dinh dưỡng uy tín vào năm 2011 đã khẳng định việc ăn ổi có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, tiêu chảy, táo bón thường mắc phải trong thai kỳ. Chất xơ và nước dồi dào trong ổi cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa và phòng bệnh táo bón, trĩ nội trĩ ngoại vô cùng tốt.
Một loại hợp chất có trong lá ổi có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu biến chứng tiền sản giật, do sự mất cân bằng huyết áp và ảnh hưởng không nhỏ tới thận và gan. Theo đó, chất khoáng kali trong quả ổi có khả năng ức chế enzyme khiến huyết áp tăng cao. Đồng thời cân bằng chỉ số huyết áp luôn cân đối và ổn định.
Vitamin E, carotenoid, polyphenol… Là những chất dinh dưỡng có công dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch vô cùng tốt. Bên cạnh đó, ăn ổi trong thai kỳ có thể giúp chị em giảm thiểu một số bệnh lý như đau răng, chảy máu chân răng, nóng trong,…
Chắc chắn hơn 90% khi mang thai sẽ gặp các vấn đề về tâm trạng, do sự thay đổi hormone trong hệ thần kinh. Gây ra tình trạng stress, mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên,… Những lúc như vậy, chị em có thể ăn một chút ổi tươi, nhờ chất magnesium có công dụng thư giãn, cải thiện tâm trạng. Cảm giác áp lực, mệt mỏi sẽ được cải thiện đáng kể.
- Cung cấp chất khoáng canxi
Khoáng chất canxi là một loại chất dinh dưỡng không thể thiếu trong cơ thể con người. Nhất là đối với những chị em nữ giới đang mang bầu. Khi mang thai, hàm lượng canxi cần cung cấp cho cơ thể phải gấp đôi, gấp ba lần bình thường.
Nếu không cung cấp đủ canxi trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ tự động hấp thụ hết canxi dự trữ trong xương. Từ đây không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp của mẹ mà còn tác động tiêu cực tới thai nhi trong bụng.
Như đã phân tích bên trên, ổi chứa hàm lượng canxi đáng kể, sẽ hỗ trợ bà bầu được bổ sung đầy đủ chất. Đồng thời, phòng chống tình trạng thiếu hụt canxi, gây loãng xương, yếu xương,…
- Tốt cho não bộ của thai nhi
Trong quả ổi chứa rất nhiều vitamin B9 và axit folic, đây là hai chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của hệ thần kinh, não bộ thai nhi. Do đó, ổi là một trong những loại quả không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng khi mang bầu của chị em nữ giới.
Có thể bạn chưa biết, chị em nữ giới có cân nặng vừa phải và chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều thực phẩm chứa chất vitamin C có tỷ lệ mang thai cao hơn gấp nhiều lần so với những người khác.
Mẹ bầu ăn nhiều ổi có tốt không?
Dựa vào những phân tích trong phần bà bầu ăn ổi được không? Có thể thấy, quả ổi mang lại rất nhiều công dụng, lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, chị em không nên ăn quá nhiều, quá lạm dụng để tránh những tác dụng phụ không đáng có xảy ra.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều ổi sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ như sau:
- Bị tiêu chảy cấp do ổi chứa khá nhiều chất xơ và nước
- Ăn nhiều ổi xanh có thể gây ra đau răng
- Chất xơ và nước trong ổi có thể khiến phân bị hóa lỏng nếu bà bầu ăn ổi quá nhiều. Do ổi có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa và nhuận tràng.
- Ăn nhiều ổi chứa chất bảo quản, thuốc sâu,… Có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Cách ăn ổi tốt cho bà bầu bạn nên biết
Do vậy, các mẹ bầu tuyệt đối không được ăn quá nhiều ổi. Cần kiểm soát tốt lượng ổi sẽ nạp vào cơ thể bằng cách xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Trước khi ăn ổi thì chị em nên rửa sạch và bỏ vỏ. Nhằm bảo vệ cơ thể không bị vi khuẩn, ký sinh trùng trên vỏ ổi xâm nhập và gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, nên chọn mua và sử dụng ổi chín và bỏ hạt khi ăn vì ổi xanh rất khó tiêu hóa. Nếu ăn ổi xanh, chị em cần ăn chậm và nhai thật kỹ trước khi nuốt.
Thêm vào đó, đừng quên bổ sung xen kẽ những loại hoa quả khác như bưởi, cam, chuối,… Để cân bằng dinh dưỡng, tránh thiếu hụt chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Các mẹ bầu cũng nên đi thăm khám thai định kỳ, thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời có sự sắp xếp, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tốt hơn theo từng giai đoạn thai kỳ.
Kết luận lại, những thông tin trong bài viết Review AZ đã phần nào giải đáp cho câu hỏi bầu ăn ổi được không? Review AZ hy vọng qua bài viết, các chị em nữ giới sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về những lợi ích mà quả ổi mang lại, cũng như biết cách ăn ổi sao cho đúng và khoa học nhất.
--- Bài cũ hơn ---
Bà Bầu Ăn Ổi Được Không? 10 Tác Dụng Của Ổi Giúp Mẹ An Thai Khỏe Mạnh
Ăn Ổi Trong Thời Kỳ Mang Thai Có An Toàn Không?
Ốc Có Tốt Cho Bà Bầu?
Đáp Án Cho Thắc Mắc “Bà Bầu Uống Nước Yến Có Tốt Không?”
Bà Bầu Uống Nước Yến Có Tốt Không – Nàng Yến