--- Bài mới hơn ---
Bà Bầu Bị Cúm Không Uống Thuốc Phải Làm Gì?
Ốm Nghén Có Nên Uống Thuốc Bắc? _ Tư Vấn Sức Khỏe Bà Bầu
Bà Bầu Khi Bị Cảm Cúm Có Nên Xông Hơi Không?
Những Lưu Ý Quan Trọng Về Vấn Đề Bà Bầu Có Nên Xông Hơi Khi Mang Thai Hay Không?
Bà Bầu Bị Cảm Có Xông Hơi Được Không?
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm, sức đề kháng và hệ miễn dịch không đủ mạnh chống lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Vậy bà bầu bị cảm cúm phải làm gì? Làm thế nào? để mau khỏe mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Vào giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi, bà bầu dễ mắc bệnh cảm do sức đề kháng yếu. Tuy nhiên, khi mang thai bà bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Việc này khiến bà bầu bị cảm kéo dài, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và không tốt cho sự phát triển của em bé trong bụng.
Cơ thể mẹ bầu có nồng độ estrogen tăng cao, gia tăng lưu lượng máu đến niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy khiến đường thở bị thu hẹp, dễ xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu mẹ bầu không được điều trị kịp thời thì cơ hội để các virus, vi khuẩn xâm nhập gây cảm, viêm đường hô hấp với biểu hiện ho (ho khan hoặc ho có đờm) và sốt.
Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết lúc mang thai cũng làm suy giảm miễn dịch, khiến cho bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ mọi người xung quanh. Thời tiết nắng mưa thất thường, đi từ trong máy lạnh ra ngoài đường hoặc ngược lại càng làm bà bầu dễ bị cảm. Nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến nguy cơ tái bệnh.
Những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi do cảm lạnh thông thường mẹ bầu rất dễ gặp phải. Nhiều mẹ bầu lo ngại và dễ nhầm tưởng mình bị cúm. Tuy nhiên, triệu chứng cúm lại rầm rộ và nặng hơn nhiều. Hơn nữa, với triệu chứng cảm lạnh thông thường, nếu chú ý can thiệp, điều trị sớm thì bệnh sẽ được đẩy lui nhanh chóng.
Những triệu chứng cảm lạnh thông thường tưởng như đơn giản nhưng trong giai đoạn mang thai với sức đề kháng yếu, nếu không điều trị sớm, bệnh rất dễ nặng thêm do bội nhiễm vi khuẩn, và những biến chứng nguy hiểm có thể rình rập. Chưa kể đến việc sử dụng thuốc tây tùy tiện sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, có thể dẫn tới dị tật, suy thai, thai lưu… Vì vậy, mẹ bầu chớm bị cảm, khi thấy xuất hiện triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi cần can thiệp điều trị, tìm cách giải cảm ngay. Vậy giải pháp nào là an toàn và hiệu quả?
Bà bầu bị cảm cúm phải làm gì? Làm thế nào
Xông mũi, xông mặt là phương pháp dân gian giải cảm lành tính và rất dễ thực hiện tại nhà. Mẹ bầu có thể sử dụng các loại lá cây hoặc củ chứa tinh dầu có trong vườn nhà, đun sôi với nước, sau đó mở hé nắp và ghé mặt hít hơi nước nóng bay lên. Hãy hít thở thật đều đặn sẽ cảm nhận triệu chứng nghẹt mũi thuyên giảm đáng kể. Nồi xông trị cảm của mẹ bao gồm lá kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, củ gừng, sả, húng chanh…
Xông hơi cần chú ý không dùng nước quá nóng hay trùm kín để tránh bị bỏng, ngạt, ảnh hưởng tới thai nhi. Cách xông mặt an toàn giúp bà bầu giải cảm như sau: Đun sôi nồi nước xông chừng 3-5 phút. Sau đó, bạn hãy hít thở thật đều, ngồi xông khoảng 5-10 phút cho tới khi mồ hôi mặt toát ra, sau đó lấy khăn lau khô. Một ly nước chanh muối sẽ cho cung cấp cho mẹ lượng nước bị thất thoát khi xông hơi.
Các bài thuốc dân gian này đơn giản mà lại giải cảm cho bà bầu hiệu quả.
-
Cách 1: Trộn lẫn Chanh và Mật Ong vào một cốc nước ấm dễ uống và trị ho rất tốt. Cốc nước chanh ấm sẽ xoa dịu cổ họng hiệu quả, đẩy lùi cơn ho cho mẹ bầu.
-
Cách 2: Mẹ bầu có thể chưng quả Quất (Tắc) trong chén có Mật Ong hoặc Đường Phèn, chưng đến khi Quất chín mềm ra rồi ăn sẽ có tác dụng giải cảm.
Ngoài ra, các mẹ có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước Chanh, 1 thìa Mật Ong, 1 thìa nước Gừng. Khuấy đều lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Thực hiện ngày 3 lần là cách trị bệnh cảm hiệu quả.
Theo Đông y, lá Kinh Giới có vị cay, tính ấm, giải cảm cho bà bầu bằng cách làm ra mồ hôi, giúp lợi tiểu, chữa sốt nóng, trị cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.
Sử dụng như sau: lấy lá Kinh giới, Tía Tô thêm một chút Cam Thảo. Đem nấu đun sôi lấy nước uống, cách này nhanh chóng giúp mẹ bầu thoát khỏi các triệu chứng cảm cúm.
Các mẹ trị cảm khi mang thai có thể dùng lá húng chanh (tần dày lá hay lá tần có lông) chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc nên được dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng.
- + Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.
- + Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.
Những phương pháp dân gian sử dụng thảo dược kể trên vừa an toàn lại đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng, các mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn các dược liệu sạch, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hoá học để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Mẹ bầu có thể tham khảo lựa chọn loại Siro ho cảm thảo dược truyền thống, xuất phát từ bài thuốc dân gian chứa Quất (Tắc), Mật Ong, Húng Chanh, Đường phèn với nguồn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP- WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu sạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế Giới), được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO hiện đã có mặt trên hệ thống nhà thuốc trên Toàn quốc, được ngàn chuyên gia và bác sỹ, dược sỹ khuyên dùng.
Ngoài các biện pháp dân gian kể trên, các mẹ bầu còn cần lưu ý thêm những điều sau:
Bầu bị cảm tuyệt đối không tự sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Dù loại thuốc đã được ghi nhãn mác là sử dụng được cho phụ nữ mang thai.
Theo Dược sĩ Đỗ Mai Thảo (Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc – Mỹ phẩm – Thực phẩm Cần Thơ), bà bầu bị cảm sử dụng kháng sinh khi không những có nhiều nguy cơ mà còn không đem lại lợi ích điều trị nào. Bởi nguyên nhân gây bệnh cảm đa số là virus, không phải từ vi khuẩn. Trong khi đó, kháng sinh không có hiệu quả trên virus.
Ngoài cách dùng các bài thuốc dân gian từ thảo dược, bà bầu bị cảm sau 3 tháng đầu có thể bổ sung thêm các vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng giúp ngăn ngừa nhiễm cảm lạnh.
DS Nguyễn Hiền
--- Bài cũ hơn ---
Bà Bầu Bị Sốt Có Nên Truyền Nước Không? Chia Sẻ Từ Chuyên Gia
7 Thời Điểm Chết Mẹ Bầu Cấm Gội Đầu Kẻo Đột Quỵ, Bức Tử Con Trong Bụng!
Nắng Nóng Và Nguy Cơ Bà Bầu Mắc Cảm Cúm
Bà Bầu Bị Cảm Do Đâu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
Thuốc Cảm Xuyên Hương Có Dùng Được Cho Bà Bầu