Mang Thai Hộ Là Gì? Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Hộ
--- Bài mới hơn ---
Wednesday, 20/05/2020
Mang thai hộ là cụm từ khá quen thuộc với chúng ta, việc mang thai hộ ngày nay diễn ra phổ biến hơn. Nói đến mang thai hộ bạn cũng có thể hiểu và hình dung đôi chút về vấn đề này. Nhưng để hiểu đúng và đủ về định nghĩa mang thai hộ là gì thì không phải ai cũng biết. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Khái niệm mang thai hộ như sau: Mang thai hộ được viết là surrogacy. Được hiểu là một người phụ nữ sẽ thực hiện nhiệm vụ mang thai và sinh con cho người khác.
Việc mang thai hộ này phải tự nguyên, người mang thai hộ cần phải có quan hệ anh em với vợ chồng người có nhu cầu và đặc biệt là vợ chồng người nhờ mang thai người vợ không có khả năng mang thai thì quá trình mang thai hộ với mục đích nhân đạo mới được thực hiện. Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
2. Luật mang thai hộ của Việt Nam quy định những gì?
2.1. Mang thai hộ được phép hay không được phép
Như báo đài hàng ngày có đưa tin nhiều trường hợp mang thai hộ bị bắt vì có mục đích thương mại nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mang thai hộ lại được pháp luật cho phép. Vậy vấn đề mang thai hộ hiện nay ở Việt Nam sẽ được quy định từng trường hợp cụ thể.
Với những trường hợp vợ chồng vợ chồng hiếm muộn có thể làm thủ tục gửi đến các bệnh viên, cơ sở y tế đã được cấp phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ này. Khi đó những bệnh viên sẽ xem xét giấy tờ hồ sơ, đảm bảo hồ sơ đúng theo yêu cầu của pháp luật thì những trường hợp này được phép tìm người mang thai hộ mà không phạm pháp.
2.2. Những trường hợp cần tìm người mang thai hộ
Không phải vợ chồng nào cũng có thể tìm đến nhờ người mang thai hộ, theo luật đã quy định từng trường hợp cụ thể mới được phép nhờ người mang thai hộ. Vậy những trường hợp nào được phép tìm người mang thai hộ, cùng tham khảo nội dung sau đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Luật pháp Việt Nam có quy định và chấp nhận những trường hợp sau đây được phép mang thai hộ:
– Những người có vấn đề về tử cung, không có khả năng mang thai
– Những người bị biến dạng tử cung hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung do các nguyên nhân khác nhau.
– Những người có điều kiện sức khỏe không tốt, không thể tự mình mang thai như bệnh suy tim, suy thận… những bệnh này không thể mang thai thì pháp luật cho phép nhờ người mang thai hộ.
– Những người đã bị sảy thai nhiều lần, mất khả năng mang thai
2.3. Cần chuẩn bị những gì để có thể mang thai hộ
Các vợ chồng có nhu cầu sinh con nhưng vợ không có khả năng mang thai thì có thể nhờ người mang thai hộ. Với mục đích nhân đạo phía bệnh viện sẽ thực hiện các thủ tục và hướng dẫn người có mong muốn tìm người mang thai hộ những thủ tục cần thiết. Như vậy những người có ý định tìm người mang thai hộ thì cần phải gửi hồ sơ đến
3. Những lưu ý khi lựa chọn người mang thai hộ
Không phải ai cũng được mang thai hộ, theo luật hôn nhân và gia đình có ghi rất rõ quy định chọn người mang thai hộ. Việc mang thai hộ được thực hiện với mục đích là hành động nhân đạo thi được pháp luật cho phép còn mang thai theo mục đích thương mại thì pháp luật ngăn cấm. Chính vì vậy mà người mang thai hộ và người có thuê màn thái hoàn toàn không có ràng buộc về vật chất. Không có quy định giá mang thai nếu có ràng buộc về mặt tiền bạc thì việc mang thai sẽ trở nên phạm pháp. Pháp luật ngăn cấm điều này và đã có những quy định về việc mang thai hộ như sau.
Các cặp vợ chồng chỉ được phép mang thai hộ khi họ không có khả năng sinh con có giấy xác nhận từ bệnh viện, người vợ đó không có khả năng mang thai, khi hai vợ chồng đã áp dụng tất cả các kỹ thuật sinh sản. Hoặc trường hợp hai vợ chồng không có con chung và hiếm muộn mong muốn có con chung đã được tư vấn tâm lý và mặt pháp lý. Khi đã có đủ điều kiện để nhờ mang thai họ và hiểu về luật mang thai hộ thì người được nhờ mang thai hộ cần phải đáp những những điều kiến sau đây.
– Là những người thân thích là họ hàng bên nội hoặc bên ngoại được nhờ mang thai hộ.
– Những người đã sinh con chỉ được mang thai hộ một lần.
– Người mang thai hộ có tuổi nằm trong khoảng từ 21 tuổi và không quá 35 tuổi.
– Người mang thai hộ được kiểm tra sức khỏe, đảm bảo đủ sức khỏe không mắc các bệnh truyền nhiễm, cũng như những trường hợp dễ bị dễ bị sảy thai.
– Để đảm bảo sức khỏe cho em bé sinh ra thì người mang thai hộ cần phải chuẩn bị tâm lý tốt, không mắc các bệnh thần kinh, hoặc tinh thần không ổn định.
– Sẵn sàng ký vào bản cam kết đồng ý có trách nhiệm bảo vệ đứa trẻ trong quá trình mang thai và sẵn sàng từ bỏ sau khi sinh đứa trẻ cho người nhờ mang thai.
– Người mang thai hộ khi đã có chồng thì phải được sự đồng ý của người chồng bằng văn bản rõ ràng.
Còn rất nhiều lưu ý khác mà người bạn cần phải tìm hiểu trước khi nhờ ai đó mang thai hộ, để đảm bảo sức khỏe cho em bé, đảm bảo không xảy ra tình trạng người mang thai hộ không giao em bé và đặc biệt là không xảy ra tình trạng để thuê, chuộc lợi trong vấn đề mang thai hộ.
4. Đứa trẻ sau khi sinh ra là con ai?
Điều đáng lo ngại và băn khoăn nhất đó chính là đứa trẻ sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ được quy định là con của ai đây có lẽ là rắc rối lớn nhất mà người trong cuộc thường gặp phải. Để trả lời và hiểu hơn về vấn đề này chúng ta cùng tham khảo nội dung bên dưới.
Để trả lời câu hỏi con đứa trẻ sinh ra theo phương pháp mang thai hộ là con ai bạn cần phải hiểu việc thực hiện mang thai hộ như thế nào:
Mang thai hộ được thực hiện bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bằng việc các bác sĩ sẽ tiến hành việc lấy tinh trùng của người chồng kết hợp với trứng của người vợ. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm để hình thành phôi sau khoảng từ 2 đến 5 ngày phôi này sẽ được đặt và tử cung của người mang thai hộ. Đứa trẻ sẽ lớn lên trong bụng của người mang thai hộ, về dòng máu và AND thì đứa trẻ hoàn toàn là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là mẹ của đứa trẻ.
Nhưng khi đi sinh và trên giấy tờ chứng sinh thì người mang thai hộ lại là mẹ của đứa trẻ. Để tránh gặp rắc rối trong vấn đề nhận con thì các cặp vợ chồng nên làm rõ vấn đề này ngay từ đầu để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hai bên cần thỏa thuận rõ ràng.
– Người mang thai hộ phải có trách nhiệm giao con cho người nhờ mang thai và người nhờ mang thai phải có trách nhiệm nuôi đứa bé.
– Trong trường hợp vợ chồng người nhờ mang thai không may bị mất hoặc bị bắt do phạm tội, bị hạn chế hành vi dân sự thì người mang thai hộ trong trường hợp này có quyền được ưu tiên nhận nuôi. Trong trường hợp người mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho đứa trẻ theo quy định của pháp luật.
Việc mang thai hộ là nghĩa cử cao đẹp giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội có con, làm cha mẹ. Nhưng có không ít những người lợi dụng việc mang thai hộ để kiếm lời, lấy tiền từ những phi vụ này. Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về việc mang thai hộ tại điều 31 nếu phạm phải những điều này thì sẽ bị phạt.
--- Bài cũ hơn ---