U Nang Buồng Trứng Khi Mang Thai
--- Bài mới hơn ---
Có mẹ nào đang mang thai mà bị u nang buồng trứng chưa? Em thai được hơn 1 tháng đi khám thì phát hiện thì bị u nang. May mắn là u nang lành tính nên an tâm hơn các mẹ ạ. Em không phải chuyên gia nên không diễn tả được căn bệnh chỉ biết của em thì được bác sĩ theo dõi và 2 tháng sau thì nó tự teo nhỏ đi. Nhiều trường hợp ở bệnh viện mạ khác bị u nang rất nguy hiểm.
U nang buồng trứng là một bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hầu hết các dạng u nang này là lành tính. Tuy nhiên trường hợp bị u nang buồng trứng khi mang thai thì nguy hiểm hơn so với người u nang buồng trứng không ở trong thai kỳ do u nang có thể gây ảnh hưởng và nguy hiểm tới thai nhi. Vậy nguyên nhân và cách xử lý trong trường hợp bị u nang khi mang thai là gì?
U nang buồng trứng khi mang thai
U nang buồng trứng là một bệnh lý thường gặp và xảy ra ở bất cứ người phụ nữ nào kể cả người có gia đình hay chưa có gia đình, đã quan hệ tình dục hay chưa quan hệ tình dục, người đang mang thai hay người không mang thai.
U nang buồng trứng là hiện tượng xuất hiện một tập hợp tế bào trên buồng trứng của phụ nữ trước hoặc trong kì mang thai. Dạng u nang này thường phát sinh từ một nhóm bất kì trong cơ thể, thường là từ buồng trứng hoặc các cơ quan lân cận.
U nang buồng trứng khi mang thai có 2 dạng là u nang hoàng thể và u nang bệnh lý. Với trường hợp u nang hoàng thể nguyên nhân là do nội tiết hormon thay đổi khi có thai, là nang sinh lý, thường sẽ tự mất đi sau 12 tuần thai, một số trường hợp nang to, nhiều có thể gây đau bụng hoặc biến chứng chảy máu trong nang hoặc xoắn nang, bị u nang buồng trứng ảnh hưởng không tốt cho cả thai nhi và mẹ. Với trường hợp u nang bệnh lý thì sẽ có quá trình phát triển bệnh một cách âm thầm và khi to ra có thể gây đau bụng, xoắn nang. Ngoài ra khi u phát triển to dần nguy cơ vỗ u gây xuất huyết ổ bịnh là điều khó tránh khỏi.
Khi mang thai bị u nang buồng trứng cũng giống như các trường hợp u nang khác thường không có dấu hiệu rõ ràng đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Người bệnh có thể chỉ có những dấu hiệu mơ hồ như: đau lưng, hơi căng bụng, trằn bụng, thấy bụng to hơn (dấu hiệu này ở phụ nữ mang thai thường khó phát hiện hơn)…
Khi có dấu hiệu gầy ốm, sụt cân, đau bụng liên tục, khó thở, bụng báng… thì đó là dấu hiệu của biến chứng chèn ép hoặc u buồng trứng bị xoắn, bị vỡ hoặc thoái hóa thành ung thư buồng trứng.
Mối nguy hiểm đến từ u nang buồng trứng khi mang thai
Trường hợp bệnh nhân bị u nang buồng trứng mà đang mang thai thai, thì có thể ảnh hưởng tới phát triển của thai nhi như tăng nguy cơ sẩy thai do u to có thể sẽ chèn ép vào tử cung, sẽ kích thích tử cung co bóp gây sẩy, hoặc do bất thường về rối loạn tiết hormone. Ngoài ra, tình trạng thai nghén cũng đẩy u nang từ tử cung ra ổ bụng và gây biến chứng nên cần mổ gấp để tránh nguy hiểm cho mẹ. Và việc tiến hành phẫu thuật trong khoảng thời gian này cũng dễ gây sẩy thai hoặc đẻ non.
Ngoài ra, u nang buồng trứng còn cản trở thai nhi bình chỉnh trong tử cung. Thông thường, đến tháng thứ 7 hay thứ 8, đầu thai nhi phải quay xuống dưới để dễ ra ngoài khi sinh. Nếu u lớn, nó có thể chèn vào tử cung, ép tử cung vào thành bụng khiến thai nhi không thể quay đầu được, gây đẻ khó.
Trong quá trình thai nghén cũng ảnh hưởng không tốt đến u nang buồng trứng. Khi không có thai, khối u thường nằm trong lòng tiểu khung. Nhưng khi có thai, tử cung lớn dần đã đẩy khối u vào trong ổ bụng. Ruột di động làm cho khối u bị xoắn, gây nên bệnh cảnh cấp cứu ngoại khoa, cần mổ gấp.
Cách xử lý và điều trị u nang buồng trứng khi mang thai
Các trường hợp bị u nang buồng trứng cần loại bỏ khối u nang ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Tuy nhiên với trường hợp bệnh nhân đang mang thai thì cần thực hiện xử lý và điều trị khác:
Nếu bị u nang ở 3 tháng đầu các bác sĩ thường chỉ định theo dõi chặt chẽ nếu u có thể tự teo và biến mất thì rất vui nhưng nếu u không teo nhỏ và biến mất thì cần chờ hết 3 tháng đầu mới thực hiện phẫu thuật để tránh gây sảy thai.
Trường hợp u nang phát hiện ở các tháng 4,5,6 thai kỳ thì tùy trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u.
Nếu u buồng trứng được phát hiện vào 3 tháng cuối thì thường chờ đến lúc sinh hoặc sau sinh mới thực hiện phẫu thuật.
Trong quá trình theo dõ, xét nghiệm đánh giá, siêu âm nếu thấy khối u lớn nhanh, nghi ngờ thoái hoá ác tính thì phải thực hiện phẫu thuật ngay bất cứ thời điểmnào để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người mẹ.
Để phòng tránh trường hợp điều trị chậm trễ, tốt nhất mẹ trước và khi mang thai hãy đi khám, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, trong đó không nên bỏ qua bước siêu âm để phát hiện u buồng trứng. Việc điều trị kịp thời nâng cao khả năng giữ được an toàn cho cả mẹ lẫn con rất nhiều lần. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lắng nghe cơ thể trong thai kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường, dù nhỏ nhất để tìm hiểu và can thiệp nếu cần thiết.
--- Bài cũ hơn ---