Mang Thai Tháng Thứ 4: Bị Cúm Có Sao Không?
--- Bài mới hơn ---
Mang thai tháng thứ 4 bị cúm khiến nhiều bà bầu hoang mang. Thậm chí, nhiều bà bầu lo lắng, suy sụp, luôn có cảm giác bất an trong suốt thai kì.
Biểu hiện bị cúm của bà bầu
Cảm thông thường là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi của thời tiết (đi nắng, đi mưa, khí hậu nóng ẩm đột ngột, thất thường) hoặc khi cơ thể không khỏe nên dị ứng với một vài tác nhân bên ngoài (lao động mệt mỏi quá sức, uống nước đá lạnh…).
Cúm là hiện tượng giống cảm thường, nhưng là do vi khuẩn bệnh cúm lây từ người bệnh sang người lành trong điều kiện tiếp xúc thông thường. Lây sang thai phụ, vi khuẩn cúm có thể tấn công sâu vào thai nhi gây những biến chứng đáng lo ngại. Phải điều trị dài ngày hơn, thông thường bằng kháng sinh, ngoài các triệu chứng như cảm thường, người bệnh còn cảm thấy đau nhức toàn thân, các cơ bắp rất mỏi mệt, nặng nề.
Mang thai tháng thứ 4 bị cúm khiến nhiều cha mẹ lo lắng
Mang thai tháng thứ 4: Bà bầu làm gì khi bị cúm?
Điều tốt nhất khi bị cúm là nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục. Ngoài ra, bà bầu có thể thử những gợi ý sau đây:
– Uống đủ nước, nếu bà bầu bị sốt để ngăn chặn bị mất nước. Bà bầu cũng có thể uống nước ép quả giàu vitamin C, chẳng hạn nước cam, giúp tăng miễn dịch.
– Bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt và làm dịu đau nhức nhưng phải hỏi bác sĩ trước.
– Nằm trên giường nếu bạn cảm thấy không được khỏe nhưng đừng để nóng quá và ra nhiều mồ hôi.
– Mặc dù bạn không muốn ăn nhưng nên cố ăn cái gì đó bổ dưỡng như quả tươi, cháo ấm, sữa ấm.
– Ngoài ra, bà bầu nên “kết thân” với tỏi. Tỏi được mệnh danh là “khắc tinh” của các loại cúm bởi trong tỏi chứa thành phần kháng sinh Allicinin, giàu Glucogen, Fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và các loại vi rút gây bệnh.
Chị em có thể giã tỏi nhỏ ra rồi uống ngay với nước sẽ có tác dụng giảm cảm cúm nhanh chóng. Nếu không quen mẹ bầu có thể ăn tỏi ngâm giấm hay tỏi trong rau xào để phòng tránh cúm.
Bà bầu nên ăn tỏi để phòng cảm cúm Khi nào bà bầu phải đi khám?
Nếu các triệu chứng của cảm không giảm sau một vài ngày hoặc bạn bị khó thở thì bạn nên đi khám. Bà bầu có thể bị nhiễm trùng thứ cấp, chẳng hạn nhiễm trùng ngực cần điều trị gấp. Do hệ miễn dịch kém đi khi mang thai nên cảm thông thường cũng có thể gây biến chứng nặng.
Mẹ biểu hiện như thế nào thì con sẽ bị ảnh hưởng
Mang thai tháng thứ 4 bị cúm khiến nhiều người lo lắng. Bởi virut cúm có ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ đó là làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên nhanh chóng gây sốt, sổ mũi, rát họng… ở thai phụ, đặc biệt chúng còn làm rối loạn sự trao đổi chất sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.
Nguy hiểm hơn chúng có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não và dị dạng đầu nhỏ. Sốt cao và độc tố còn kích thích tử cung thai phụ co bóp, gây sảy thai hoặc sinh non. Những trẻ sinh non do người mẹ mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng
Tuy nhiên, bác sỹ Lê Thị Kim Dung, bác sỹ sản khoa của Trung tâm Y khoa 178 Thái Hà (Hà Nội) khuyên các bà bầu không nên quá lo lắng, bởi mang thai tháng thứ 4, bà bầu đã vượt qua 3 tháng đầu, giai đoạn hình thành nên tổ chức cố định của thai, những tai biến dường như không còn đáng sợ nữa nếu duy trì đúng lịch khám, tầm soát sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Sau khi khỏi cúm, bà bầu có thể tới bệnh viện để thực hiện các sàng lọc trước sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn hãy yên tâm rằng những kết quả kiểm tra này độ chính xác rất cao.
Thai phụ mắc cúm trong giai đoạn từ tuần thai thứ 12 đến 25 ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hơn các giai đoạn khác.
--- Bài cũ hơn ---