--- Bài mới hơn ---
Bà Bầu 3 Tháng Đầu Nên Mặc Gì?
Bà Bầu Nên Ăn Hoa Quả Gì Trong 3 Tháng Đầu, Giữa, Cuối? Thuốc Dân Tộc
Bà Bầu Nên Ăn Quả Gì Trong 3 Tháng Đầu
Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Trong 3 Tháng Đầu Của Thai Kỳ?
Bà Bầu Uống Sữa Gì Trong 3 Tháng Đầu Để Dưỡng Thai Tốt Nhất?
Bà bầu ba tháng đầu không nên ăn gì? Kiêng khem trong thời gian mang thai là vấn đề rất quan trọng mà chị em nên đặc biệt quan tâm. Trong những tháng đầu tiên khi mang thai, thai nhi còn rất yếu và bạn cần phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì thế bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các loại thực phẩm nên và không nên sử dụng trong thời gian thai nghén.
Tháng đầu tiên khi mang thai là giai đoạn hết sức quan trọng, do vậy bà bầu không được phép tùy tiện ăn uống linh tinh sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Giai đoạn này được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, phôi thai bắt đầu phát triển trong tử cung. Vậy bà bầu không nên ăn các loại thực phẩm nào trong giai đoạn này?
Dấu hiệu mang thai thường được biểu hiện rõ ràng nhất vào tháng thứ 2, vì thế bạn có thể nhận biết rõ ràng hơn về tình trạng mang thai của mình. Đặc biệt, trong giai đoạn này bà bầu thường có biểu hiện bị nghén và chán ăn. Lúc này, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng những loại thức ăn “không nên đụng đũa” khi mang bầu.
Tới tháng thứ 3 trong giai đoạn mang thai, bà bầu không nên ăn những gì? Em bé trong giai đoạn này đã bắt đầu hình thành các cơ quan trên cơ thể, do đó mẹ cũng nên kiêng khem nhiều hơn và tăng cường áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên bạn cũng cần hạn chế các món ăn như:
Đu đủ xanh có hàm lượng chất latex – một trong những chất có khả năng gây ra co thắt tử cung và sảy thai hoặc sinh non. Mặt khác, các enzyme có trong đu đủ cũng có khả năng hạn chế sự phát triển của thai nhi.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thơm là một loại quả không hề tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên. Chất Bromelain trong quả dứa có khả năng làm mềm tử cung, kích thích quá trình co bóp tử cung. Nếu bạn ăn những quả dứa chưa chín thì hàm lượng chất này còn cao hơn khiến bà bầu có khả năng bị sảy thai hoặc dọa sảy thai.
Có khá nhiều bà bầu thích dưa hấu và thường xuyên ăn loại quả này mỗi khi thèm, tuy nhiên khi mang thai bạn nên hạn chế ăn. Bởi lẽ dưa hấu có tính hàn, rất dễ khiến mẹ bầu bj đau bụng và xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
Nhiều ý kiến cho rằng nho là loại quả dinh dưỡng có thể sử dụng trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định rằng bạn nên hạn chế ăn nho thường xuyên bởi trong loại quả này có chứa hàm lượng độc tính resveratrol có khả năng gây ngộ độc cho bà bầu. Không chỉ vậy, nho là loại thực phẩm được sử dụng thuốc trừ sâu rất nhiều, nếu bạn không rửa sạch trước khi ăn cũng không hề tốt cho sức khỏe của thai nhi.
Đào cũng như nhãn, chúng có vị ngọt nhưng lại mang tính nóng. Nếu ăn quá nhiều đào sẽ khiến bà bầu bị xuất huyết. Bên cạnh đó, nếu không gọt vỏ đào trước khi ăn thì lông ở vỏ có thể gây rát cổ họng, ngứa và dị ứng. Bà bầu không nên ăn đào thường xuyên khi bắt đầu mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên.
Ngải cứu có tác dụng rất tốt trong việc xoa dịu các cơn đau vùng bụng, tăng cường tuần hoàn máu. Nhiều người bị động thai hoặc sảy thai thì có thể sử dụng ngải cứu để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, thực tế ngải cứu lại là một trong những loại rau có khả năng tăng nguy cơ co bóp tử cung, tăng cường khả năng ra máu và dễ dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai.
Ba tháng đầu tiên khi mang thai, bạn nên kiêng ăn rau răm bởi loại rau này có thể gây ra tình trạng mất máu. Không chỉ vậy, chúng còn có khả năng gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai. Nếu thèm ăn, bạn chỉ nên sử dụng một vài cọng và không nên ăn quá nhiều.
Rau sam hay còn gọi là rau chân vịt được trồng rất nhiều trong vườn của gia đình, đây cũng là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe mang tính hàn. Nhưng khi mang thai, bà bầu không nên sử dụng loại rau này vì rau sam kích thích tử cung, tăng cường khả năng thu co cả tử cung gây ra tình trạng sảy thai.
Hàm lượng vitamin K và sắt có rất nhiều trong rau bina nhưng nếu bà bầu thường xuyên ăn rau bina thì cũng có nguy cơ rất cao bị sảy thai. Vì thế, mỗi tháng bạn chỉ nên sử dụng loại rau này trong thực đơn của mình từ 1 – 2 lần là đủ.
Cũng như rau sam, rau ngót có khả năng gây ra tình trạng co thắt tử cung gây ra tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng rau ngót trên 30g lá tươi thì khả năng sảy thai rất cao. Đặc biệt là những bà bầu đã có tiền sử bị sảy thai, sinh non hoặc hiếm muộn thì nên kiêng ăn rau ngót trong giai đoạn này.
Súp lơ được cho vào danh sách các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của bà bầu bởi hàm lượng vitamin C rất tốt cho sức khỏe của em bé. Nhưng nếu ăn quá thường xuyên thì không hề tốt chút nào, bà bầu dễ bị sảy thai. Kể cả bạn có đổi từ súp lơ xanh sang trắng thì hàm lượng vitamin C cũng không thay đổi và khả năng ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn.
Ớt chuông là thực phẩm có vị cay, đắng có khả năng khiến bà bầu bị sảy thai hoặc động thai nếu ăn thường xuyên. Nếu bạn xây dựng thực đơn dinh dưỡng thì chỉ nên cho ớt chuông một hàm lượng vừa phải trong bữa ăn thì em bé sẽ hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn từ loại thực phẩm này.
Đối với chị em khi chưa mang thai, cải xoăn chính là loại quả hỗ trợ cải thiện chu ky kinh nguyệt. Nhưng khi đã bước vào giai đoạn thai nghén thì cải xoăn lại là một trong những “kẻ thù” bạn nên tránh xa. Ăn quá nhiều cải xoăn cũng khiến bạn có khả năng bị sảy thai, do đó nếu quá thèm thì bạn chỉ nên sử dụng từ 1 – 2 thìa và không nên sử dụng quá nhiều.
Ngoài các loại hoa quả, rau xanh, bạn cũng nên quan tâm đến các loại thức uống nên kiêng trong 3 tháng đầu tiên. Trong đó, caffeine có trong cà phê là loại thức uống đứng đầu trong danh sách cần phải hạn chế. Mỗi ngày bà bầu chỉ có thể sử dụng tối đa 200mg caffeine mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai. Bên cạnh đó, nước tăng lực, soda hoặc socola cũng nên được hạn chế bởi chúng có khả năng gây ra tình trạng dị tật ở thai nhi, trẻ sinh ra bị chậm phát triển, có vấn đề về khả năng nghe, nói.
Nếu bà bầu 2 tháng đầu sử dụng nhiều rượu bia thì có thể gây ra tình trạng tổn thương não, khuyết tật trí tuệ, tim, bất thường sọ não,… thậm chí là sảy thai hoặc chết thai. Trong trường hợp bà bầu không biết mang thai nên vẫn sử dụng rượu bia thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng của thai nhi, từ đó xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Từ khi bắt đầu mang thai, bạn nên hạn chế sử dụng trà thảo mộc trừ trường hợp có sự đồng ý của các bác sĩ. Bởi lẽ, thực tế có khá ít thông tin chứng minh tác dụng của trà thảo dược tốt cho sức khỏe của thai nhi, kể cả những loại trà sử dụng riêng cho bà bầu. Vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà bầu, bạn nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.
Dinh dưỡng trong quá trình mang thai 3 tháng đầu tiên rất quan trọng, vì thế bà bầu nên hết sức lưu ý và tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt nhất. Ngoài các loại thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày, bà bầu cũng nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất trong thực phẩm chức năng như viên uống Elevit cho phụ nữ trước, trong và sau khi mang bầu trên website chúng tôi
Với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe thai nhi trong 3 tháng đầu tiên. Hãy lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để em bé khỏe mạnh hơn.
--- Bài cũ hơn ---
Mẹ Bầu Bị Tụt Cân Trong 3 Tháng Đầu Cần Phải Làm Như Nào?
3 Tháng Đầu Mang Thai, Mẹ Bầu Nên Tăng Bao Nhiêu Cân Là Đủ?
Bà Bầu Ăn Sầu Riêng Được Không? Có Bầu Ăn Sầu Riêng Được Không?
Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Sầu Riêng Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Mẹ Và Bé?
Bà Bầu Có Nên Ăn Ổi Trong 3 Tháng Đầu Của Thai Kỳ Không