--- Bài mới hơn ---
Sản Phụ Mang Thai 3 Tháng Mà Bụng “to Như Cái Trống”, Đến Ngày Lâm Bồn Bệnh Viện Phải Huy Động Toàn Bộ Bác Sĩ Giỏi Đỡ Đẻ
Bà Bầu Bụng Nhỏ Có Gây Hại Cho Thai Nhi Không?
Phụ Nữ Mang Thai Hút Thuốc Lá Có Hại Gì Không?
Hốt Hoảng Vì Tác Hại Khôn Lường Nếu Hút Thuốc Lá Khi Mang Thai
Vì Sao Chồng Hút Thuốc Lá Vợ Khó Mang Thai?
Mang thai tháng thứ 3 bị cúm
Rất nhiều bà mẹ không hiểu được tầm quan trọng của uống thuốc khi cảm cúm. Nếu dùng quá liều sẽ gây hại cho mẹ và con cũng như suốt quá trình mang thai.
Khi mang thai bị cúm thì cần phải làm gì?
– Điều đầu tiên là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
– Thứ hai là đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.
Trên thị trường có rất nhiều loại để điều trị cảm cúm nhưng mang thai thì bạn cần hiểu và tránh các loại như:
+ Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
+ Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
Ngoài ra, các bà mẹ tự điều trị tại nhà cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Tỏi chữa trị cúm cho bà bầu rất hiệu quả
Từ xưa tỏi được biết đến với công dụng chống và trị cảm cúm rất hữu hiệu. Không phải mất công nhiều, bạn chỉ cần giã nhuyễn tỏi cho vào ít nước ấm cứ thế uống sẽ nhanh chóng khỏi cúm. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến bạn khó chịu, nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại. Trong quá trình mang thai bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường cũng được.
Lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống.
3. Hỗn hợp các thảo dược gia truyền
Một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Bạn nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối. Bạn nên xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp. Mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.
4. Cháo trứng nóng
Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.
Trong suốt quá trình mang thai là 9 tháng 10 ngày là thời gian rất dài. Vì vậy, cách hiệu quả nhất vẫn là nên phòng bệnh hơn. Khi mang thai thì cần lưu ý như điểm sau để khỏi bị cúm:
– Virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm. Do vậy bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
– Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.
– Ăn sữa chua giúp nâng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.
– Uống nhiều nước tiêu đờm và giải độc tố, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.
– Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở thai phụ . Trừ những ngày quá lạnh, nếu không, bạn cũng nên đi bộ ngoài trời, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm.
– Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, hạn chế tối đa stress
– Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
– Đặc biệt giữ cho chân luôn được ấm bằng cách, bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.
--- Bài cũ hơn ---
Có Thai 1 Tháng Phá Bằng Cách Nào Và Có Phá Được Không
Chủ Quan Không Tránh Thai: Mới Sinh 1 Tháng Quan Hệ Có Thai Không?
Hiện Tượng Sảy Thai Hóa Học
Hóa Học Đằng Sau Que Thử Thai
Thế Nào Là Thai Sinh Hóa?